1. Diễn biến thị trường tiền tệ
- Các TCTD trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc NHNN, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần.
- Lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,9-3,8% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,3-6,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và dân cư. Mặt bằng lãi suất huy động cuối tháng 5/2022 tăng nhẹ khoảng 0,1%/năm so với cuối năm 2021.
- Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến 4,5-10%/năm, trung dài hạn phổ biến 8,5-12%/năm; lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến 4,5%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay cuối tháng 5/2022 tăng khoảng 0,15%/năm.
Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 1,04-3%/năm; trung, dài hạn phổ biến mức 2,0-4,5%/năm.
- Công tác quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được triển khai thực hiện nghiêm túc tại địa bàn. Các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định về niêm yết tỷ giá.
2. Kết quả triển khai các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ
2.1. Các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh (NHCSXH tỉnh)
Đến 30/6/2022, NHCSXH tỉnh đã triển khai 04 chương trình tín dụng chính sách tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, bao gồm: cho vay giải quyết việc làm, cho vay nhà ở xã hội, cho vay học sinh sinh viên mua máy tỉnh và cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non. Dư nợ cho vay đối với các chương trình trên là 89.193 triệu đồng, đạt 53% so với kế hoạch dư nợ năm 2022. Cụ thể:
- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: Kế hoạch dư nợ giao năm 2022 là 130 tỷ đồng, thực hiện đến 30/6/2022 là 130 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
- Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ: Kế hoạch dư nợ giao năm 2022 là 80 tỷ đồng, thực hiện đến 30/6/2022 là 20,06 tỷ đồng, đạt 25,1% kế hoạch.
- Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến: Kế hoạch dư nợ giao năm 2022 là 45 tỷ đồng, thực hiện đến 30/6/2022 là 44,46 tỷ đồng, đạt 98,8% kế hoạch.
- Cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non: Kế hoạch dư nợ năm 2022 là 3,3 tỷ đồng, thực hiện đến 30/6/2022 là 1,14 tỷ đồng, đạt 34,6% kế hoạch.
2.2. Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm qua các ngân hàng thương mại theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ
- NHNN tỉnh và các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) cấp I trên địa bàn đã tham dự 02 Hội nghị trực tuyến do NHNN Việt Nam tổ chức triển khai các nội dung của chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN.
- NHNN tỉnh đã có công văn chỉ đạo các chi nhánh NHTM cấp I trên địa bàn quán triệt các phòng chuyên môn, cán bộ có liên quan nghiên cứu, nắm bắt nội dung chính sách để khẩn trương triển khai thực hiện; đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền chính sách đến khách hàng, người dân, doanh nghiệp để nắm và sớm tiếp cận chính sách; báo cáo hạn mức hỗ trợ lãi suất Hội sở chính phê duyệt cho chi nhánh và kết quả thực hiện về NHNN tỉnh để phục vụ công tác quản lý, giám sát và thanh kiểm tra.
- Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn sẽ triển khai kịp thời chính sách ngay sau khi có văn bản hướng dẫn của Hội sở chính và hạn mức hỗ trợ lãi suất do Hội sở chính phê duyệt cho chi nhánh. Hiện nay, trên địa bàn đã có 3/19 chi nhánh NHTM đã được Hội sở chính giao kế hoạch hạn mức HTLS năm 2022.
2.3. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
- Kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN đến 30/6/2022:
+ Lũy kế từ ngày 13/3/2020, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ là 1.102 tỷ đồng cho 1.572 khách hàng;
+ Thực hiện miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị là 347 tỷ đồng cho 469 khách hàng, số tiền lãi được miễn, giảm là 1,51 tỷ đồng;
+ Cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước khi có dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến 30/6/2022 đạt hơn 83.570 tỷ đồng. Dư nợ đến 30/6/2022 đạt 11.953 tỷ đồng với 20.565 khách hàng còn dư nợ.
+ Thực hiện giảm, hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 100.158 khách hàng với tổng giá trị nợ 47.392 tỷ đồng, số tiền lãi được hạ 151 tỷ đồng (mức lãi suất giảm phổ biến từ 0,5% - 2,5%/năm).
- Kết quả cho vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg.
Đến thời điểm hết thời hạn giải ngân, NHCSXH tỉnh đã cho vay 09 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất với doanh số cho vay đạt 5.486,09 triệu đồng, dư nợ đến thời điểm báo cáo là 5.486,09 triệu đồng.
3. Công tác huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động đến 30/6/2022 đạt 85.142 tỷ đồng, giảm 0,95% so với tháng trước, tăng 5,57% so với cùng kỳ và giảm 2,61% so với cuối năm 2021. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm đạt 60.302 tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2021; tiền gửi thanh toán đạt 24.343 tỷ đồng, giảm 15,88% so với cuối năm 2021.
Nguồn vốn huy động toàn địa bàn 06 tháng đầu năm 2022 (đơn vị: tỷ đồng)
4. Cho vay nền kinh tế
- Lũy kế từ đầu năm đến 30/6/2022, doanh số cho vay toàn địa bàn đạt khoảng 79.234 tỷ đồng, tăng 35,33% so với cùng kỳ.
- Dư nợ cho vay đến 30/6/2022 đạt 81.481 tỷ đồng, tăng 2,61% so với tháng trước, tăng 25,28% so với cùng kỳ và tăng 13,52% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 54.915 tỷ đồng (chiếm 67,4% tổng dư nợ), tăng 12,56% so với cuối năm 2021; dư nợ trung dài hạn đạt 26.566 tỷ đồng (chiếm 32,6% tổng dư nợ), tăng 15,57% so với cuối năm 2021.
Dư nợ cho vay nền kinh tế 06 tháng đầu năm 2022 (đơn vị: tỷ đồng)